22 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh được tôn vinh
2024-09-26 08:38:00.0
“Trà ướp Sen” của HTX trà Sơn Dung (phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên) là 1 trong 22 sản phẩm được tôn vinh "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh" năm 2024.
Trong số 22 sản phẩm được công nhận lần này, các sản phẩm trà chiếm nhiều nhất (với 11 sản phẩm), còn lại là về thực phẩm như mật ong, măng lục trúc, dầu lạc, cơm cháy, cốm nếp... Đây là các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đã được Ban Tổ chức Chương trình chấm điểm, bình chọn dựa trên các tiêu chí đánh giá, như: Có mẫu mã, hình thức đẹp, tem truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu; được cấp chứng nhận hữu cơ, VietGAP; có tính sáng tạo trong sản xuất, chế biến, tiêu dùng, áp dụng chuyển đổi số; mang tính phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường; sản phẩm có khả năng nhân rộng, hình thành vùng sản xuất, liên kết chuỗi giá trị...
Ngoài ra, đây cũng là các sản phẩm nhận được nhiều lượt tương tác trực tuyến trên trang Facebook của Hội Nông dân tỉnh.
Chương trình "Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ 7, năm 2024" do Hội Nông dân tỉnh tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm; khơi dậy, động viên tính sáng tạo của nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp trong sản xuất, hình thành vùng sản xuất nông sản có chất lượng, thương hiệu, giá trị kinh tế cao...
baothainguyen.org.vn
Các tin khác
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh - Mon Dec 23 20:40:00 GMT+07:00 2024
- Nhiều sản phẩm OCOP, tiêu biểu, đặc trưng của Thái Nguyên được giới thiệu tại Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 - Mon Dec 09 08:36:00 GMT+07:00 2024
- Hội tụ những nông sản, sản phẩm OCOP, làng nghề đặc trưng tiêu biểu - Sat Dec 07 13:10:00 GMT+07:00 2024
- Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2024 - Thu Dec 05 23:03:00 GMT+07:00 2024
- Thái Nguyên: Công bố danh sách sản phẩm OCOP sẽ hết hạn công nhận năm 2024 - Wed Dec 04 21:02:00 GMT+07:00 2024
- Đại Từ: Trên 40 sản phẩm có hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử - Sun Nov 24 17:47:00 GMT+07:00 2024
- Phú Lương: Công nhận mới và công nhận lại 10 sản phẩm đạt OCOP - 2024-11-16 09:07:00.0
- TP. Phổ Yên: 6 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP - 2024-11-16 08:58:00.0
- Hợp tác xã Nga My có 3 sản phẩm chăn nuôi đạt OCOP 3 sao - 2024-09-04 09:04:00.0
QUẢNG CÁO, CÁC ẤN PHẨM
Hai đồng tác giả bộ bài Măm tarot, Thảo Hồ (bên phải) và Hannie Phạm tại gian hàng trưng bày.
Hai tác giả Thảo Hồ và Hannie Phạm khiêm tốn cho rằng, dự án Măm tarot chỉ góp phần mang ẩm thực Việt Nam đến gần hơn với mọi người, nhưng thực tế, họ đang giúp quảng bá văn hóa dân tộc tới thế giới thông qua bài tarot, vốn được ưa chuộng ở nhiều nước.
Như nhiều người vẫn nói, một trong những cách để hiểu được văn hóa của một dân tộc, từng vùng miền hay rộng hơn là một quốc gia chính là ẩm thực.
78 món ăn, đồ uống
Gặp Thảo Hồ và Hannie Phạm tại Đường sách phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, trong một buổi chiều tối nóng nực. Những gian hàng tại đây đang vắng bóng người giúp tôi dễ dàng tìm được vị trí gian hàng trưng bày Măm tarot giữa một không gian toàn sách là sách.
Tôi đã nghĩ, để sáng tạo một bộ bài tarot có nội dung về ẩm thực với những kiến thức lý thú như thế, tác giả hẳn phải ở độ tuổi 8x, thay vì ở đầu 9x. Thế nên, cả cuộc trò chuyện của chúng tôi, Thảo Hồ và Hannie Phạm luôn giữ một tinh thần vui vẻ, cùng niềm yêu thích khi nhiệt tình giới thiệu cho tôi ẩm thực Việt Nam, với một danh sách 78 món ăn, đồ uống tương ứng với 78 lá bài.
Trước đó, họ nói về tarot. Theo Thảo Hồ, người đã có hơn 10 năm nghiên cứu tarot, tarot là tên gọi của một cỗ bài 78 lá, có nguồn gốc từ châu Âu thế kỷ 15. Từ chỗ chỉ là một bộ bài in hình các biểu tượng được sử dụng cho mục đích giải trí, bài tarot dần được nghiên cứu, chứng minh, phát triển và ứng dụng vào các lĩnh vực như phát triển bản thân, giải quyết vấn đề, tư vấn cho lời khuyên hay khám phá bản chất sự việc… Và bài tarot có mối liên hệ với các bộ môn khoa học về chiêm tinh, hoàng đạo, và tiên tri.
Thú vị là Thảo Hồ chính là đồng tác giả bộ tarot Kiều. Sau thành công ban đầu này, cô gái sinh năm 1992 người Vĩnh Long nghĩ ngay đến việc làm một bộ tarot khác, có thể tiếp cận được nhiều người hơn nữa và cô đã chọn ẩm thực. Ẩm thực là chủ đề hấp dẫn mà thế hệ 9x như cô quan tâm và hiểu khá rõ. Ngoài ra, Thảo Hồ cho biết thêm, chính vì họ chưa biết hết được các món ăn, đồ uống nên đây càng là động lực để cô quyết tâm theo đuổi ý tưởng này.
Ý tưởng ra đời vào cuối năm 2021 nhưng phải đến đầu năm 2024, bộ Măm tarot mới ra mắt. Trong hơn hai năm đó, Thảo Hồ và Hannie Phạm còn phải thu thập thông tin, viết lời, dịch sách sang tiếng Anh.
Và Măm tarot kể về hành trình đi dọc Việt Nam từ nam ra bắc của một chú thỏ trắng mũm mĩm, thích ăn uống có tên là Măm. Măm có tình yêu mãnh liệt với tất thảy những món ăn ngon, mới, lạ, độc đáo. Do đã khám phá hết những món ăn quê nhà, Măm quyết định lên đường chu du đến những tỉnh, thành phố khác trên dải đất Việt Nam, để được thưởng thức, tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về ẩm thực Việt Nam.
Trong Măm tarot, mỗi món ăn đều mang tính địa phương sâu sắc, gắn liền với khí hậu, con người và sự sáng tạo… Vì thế, mỗi món ăn Việt Nam qua cách kể chuyện của các tác giả là những câu chuyện thú vị về lịch sử, văn hóa, rất riêng biệt và nhiều thông tin không kể xiết.
Theo Hannie Phạm, hiểu được tarot là một chuyện, chọn món ăn, đồ uống phù hợp thuộc tính từng lá bài, để lá bài có ý nghĩa lại là một chuyện khác. Để giải thích rõ hơn, cô gái sinh năm 1994 liền lấy một số lá bài thí dụ. Chẳng hạn như lá bài Lovers, với các từ khóa tình yêu, sự hòa hợp, sự lựa chọn, các mối quan hệ, liên kết về giá trị, bản năng giới tính, sự cam kết, họ chọn bánh xu xê hay bánh phu thê.
Trong sách đi kèm, họ kể câu chuyện Thỏ Măm trên đường gặp một đôi vợ chồng trẻ, được họ tặng bánh xu xê. Sau đó, Thảo Hồ và Hannie giải thích ý nghĩa từ "phu thê", cách làm ra bánh và cho biết ngày nay, bánh xu xê (phu thê) vẫn là món ngon làm lễ vật cưới hỏi, bên cạnh trầu cau và rượu nếp…
Hay lá bài The World (thế giới) đi với món phở. Theo Hannie Phạm, phở là món ăn Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới. Gần như ai nghe đến món ăn Việt Nam cũng sẽ nghĩ đến phở đầu tiên. Và hiển nhiên, cũng có rất nhiều nhà hàng phở của người Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới.
Các lá bài trong Măm tarot đều mang hướng đi như vậy nhưng cũng có những món ăn họ thật sự khó sắp xếp phù hợp, như món phá lấu với lá bài The Tower. Trong tarot, lá bài này mang tính bùng nổ, đổ vỡ và hai tác giả xếp với món phá lấu với cách chơi chữ như là phá lầu (tower trong tiếng Anh là tòa tháp). Vì thế, như Hannie Phạm chia sẻ, họ rất muốn giải thích cho mọi người tại sao món ăn này lại là lá bài đó nhưng lại cảm thấy thú vị hơn là chỉ cung cấp thông tin mà không giải thích, để mọi người tự đọc, tự nghiệm, khi hiểu được lý do, họ sẽ thấy hấp dẫn hơn. Do vậy, các tác giả tập trung nhiều hơn vào thông tin của món ăn, thành phần, dùng vào dịp gì. Nhờ đó, vượt ra ngoài ý nghĩa của một bộ bài tarot, 78 món ăn, đồ uống trong Măm tarot như cuốn cẩm nang, từ điển về ẩm thực Việt Nam, có thể chia sẻ với nhiều người, không chỉ người Việt Nam mà còn với những người nước ngoài.
Những tác giả tài năng
Theo nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Philippe Ngô, kể từ khi tarot xuất hiện ở Việt Nam năm 2011, nhiều bộ bài được sáng tạo với sứ mệnh quảng bá văn hóa Việt Nam. Mỗi một tác giả tarot đặt cho mình những yêu cầu và mục tiêu khác nhau, mỗi bộ bài của người Việt Nam mang một thông điệp khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn mang văn hóa Việt Nam quảng bá khắp thế giới. Và trong khi hầu hết các tác giả tarot tập trung khai thác mảng sử học thì Thảo Hồ và Hannie Phạm đặt mình vào một hướng phát triển hoàn toàn mới lạ: ẩm thực Việt Nam.
Hiển nhiên thì hai tác giả 9x trước hết phải là những người say mê và thích tìm hiểu ẩm thực Việt Nam nhưng con đường đưa họ tới dự án Măm tarot hoàn toàn không giống nhau. Hannie Phạm thì sinh ra ở Đức, quê tại tỉnh Thái Bình, từng có thời gian sống ở tỉnh Cà Mau, trước khi cô quay ra miền bắc rồi lại vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và học tập (Trường đại học Tôn Đức Thắng). Có lẽ vì vậy mà cô gái sinh năm 1994 này có sự cảm nhận rất riêng về các món ăn. Tuy vậy, Hannie Phạm với tarot vẫn là người mới bởi vào thời điểm đại dịch Covid-19, cô mới được Võ Nam Du, đồng tác giả của tarot Kiều, hướng dẫn những kiến thức cơ bản về tarot.
Ngược lại, Thảo Hồ sinh năm 1992 ở Vĩnh Long, từng học ở Trường đại học Tài chính-Marketing (Thành phố Hồ Chí Minh) và đã nghiên cứu tarot từ năm 2012, rồi sau làm reader (người giải bài). Sau đó, cô nghiên cứu artwork (các sản phẩm minh họa được thiết kế để đưa vào trong các sản phẩm in ấn), và tham gia vào các dự án card game. Đây là nền tảng giúp cô tiến tới sản xuất hai bộ tarot sau này là tarot Kiều năm 2020, đúng dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du, và Măm tarot năm 2024.
Đáng nói là cô gái người Vĩnh Long còn là tác giả cuốn Gánh hát lưu diễn muôn phương, một dự án artbook & boardgame minh họa 36 loại hình nghệ thuật diễn xướng và lễ hội dân gian tại Việt Nam.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, một trong những yếu tố giúp Măm tarot trở nên hấp dẫn và cuốn hút là nhờ nét vẽ đẹp, chân thực, màu sắc rực rỡ qua ngòi bút của họa sĩ Le Rin. Trước đó, Thảo Hồ đã có thời gian dài trăn trở, chưa thật sự hài lòng về bản demo của Măm tarot. Cô muốn bộ bài ấn tượng hơn, bắt mắt hơn, vì thế, sau khi đã biết họa sĩ Le Rin qua những cuốn Việt Nam dọc miền du ký, Việt Nam miền ngon, cô đã liên hệ mời anh tham gia dự án.
Mặc dù đang bận ôn thi cao học nhưng trước ý tưởng lấy ẩm thực để minh họa cho bộ bài tarot, họa sĩ sinh năm 1989 người Ninh Thuận rất hào hứng, nhất là khi trong 78 lá bài, một nửa số tranh minh họa món ăn được sử dụng lại từ các cuốn sách đã xuất bản của anh. Số tranh còn lại thuộc dự án cá nhân chưa được xuất bản của anh và một số tranh được anh vẽ mới.
Theo Hannie Phạm, mỗi bộ bài tarot đều cần nét vẽ phù hợp, một phong cách khác biệt nên mỗi sản phẩm sẽ cần họa sĩ khác nhau. Và họ không thể có được một họa sĩ vẽ minh họa ẩm thực nào xuất sắc hơn Le Rin.
Như nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Philippe Ngô cho biết, mỗi lá bài tarot là biểu tượng hóa một món ăn hoặc một khía cạnh văn hóa liên quan đến ẩm thực Việt Nam. Du khách có thể khám phá và tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam thông qua việc tìm hiểu về ý nghĩa của từng lá bài và cách chúng liên kết với ẩm thực đặc trưng của Việt Nam.
Đơn giản hơn, như Hannie Phạm và Thảo Hồ đùa vui rằng, trong một ngày thiếu ý tưởng thì dù bất cứ ai có trong tay bộ Măm tarot, họ có thể lật từng lá bài để chọn hôm nay ăn gì, uống gì.
">Cuốn sách "Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa".
Với hơn 200 trang sách được bố cục hợp lý thành các bài viết, lồng ghép những hình ảnh tinh tế, sống động và tiêu biểu theo từng chủ đề; đồng thời, dựa trên những nguồn tài liệu tham khảo tin cậy, cuốn cẩm nang du lịch nhỏ gọn "Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa" sẽ là hành trang cần thiết của du khách trên hành trình chinh phục vùng đất Mù Cang Chải tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình.
Cách trung tâm TP. Yên Bái 186 km, cách Thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía tây bắc, vùng đất Mù Cang Chải bình yên nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ở độ cao trung bình trên 2.000 m so với mực nước biển. Nơi đây, đồng bào Mông chiếm hơn 90% dân số, cư trú dọc những sườn núi cao từ 800 đến 1.700 m với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một trong những điểm đến nổi tiếng được thiên nhiên ưu ái, thời tiết mát mẻ quanh năm, Mù Cang Chải làm mê đắm du khách gần xa với đèo Khau Phạ bồng bềnh mây phủ, đỉnh Púng Luông bạt ngàn thông reo, xôi nếp Cao Phạ dẻo thơm, lạp xưởng Tây Bắc đậm đà hương vị núi rừng,... Đặc biệt, được ví như "vân tay của trời đất", những thảm ruộng bậc thang Mù Cang Chải xanh ngắt mùa nước đổ, vàng óng mùa lúa chín là một kiệt tác được tạo nên từ sự cần mẫn và đôi bàn tay khéo léo của cư dân bản địa. Cũng nhờ sự sáng tạo, tinh tế và tỉ mỉ dường như vô hạn, nghệ thuật tạo hình bằng sáp ong trên vải và nghệ thuật khèn của đồng bào Mông nơi đây đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo bình chọn của tạp chí Insider, chuyên trang du lịch danh tiếng của Mỹ, địa danh Mù Cang Chải của Việt Nam đã lọt vào top những vùng núi đẹp nhất thế giới, sánh ngang với nhiều tên tuổi lớn như: dãy Andes (Nam Mỹ), núi Cầu vồng (Pêru), hay đỉnh Phú Sĩ (Nhật Bản); kênh truyền hình CNBC của Mỹ đã từng đánh giá Mù Cang Chải là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với du khách quốc tế năm 2020; chuyên trang du lịch gia đình nổi tiếng WanderlustStorytellers, được National Geographic, Washington Post đề cử, mới đây đã xếp Mù Cang Chải của Việt Nam ở vị trí đầu tiên trong danh sách 25 điểm đến trên thế giới có vẻ đẹp phi thực tế, đồng thời ca ngợi "Mù Cang Chải là một trong những điểm đến đẹp nhất ở Việt Nam". Ngoài Mù Cang Chải, những điểm đến nổi bật khác trong danh sách của Wanderlust Storytellers còn có hồ Abraham (Canada), động băng thuộc sông Vatnajökull (Ireland), tu viện Metéora (Hy Lạp), động Waitomo Glowworm (New Zealand)...
Để tìm hiểu sâu hơn về vùng đất và con người Mù Cang Chải, khám phá và tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên, tình người ấm áp và sức hấp dẫn đặc biệt trong bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây, cuốn sách "Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa" sẽ là cẩm nang du lịch thú vị.
Những nội dung được trình bày trong cuốn sách là kết quả của một quá trình dài tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm của các tác giả. Điều quan trọng hơn cả là tình yêu sâu đậm mà tác giả dành cho miền đất này. Mù Cang Chải hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc và những điều bí ẩn cần tiếp tục khám phá.
Cầm trên tay "bản giao hưởng" du dương của thiên nhiên và văn hóa Mù Cang Chải, bạn có thể tùy thích lật giở bất kỳ trang nào hoặc bài nào mà không bắt buộc phải đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối. Bạn cũng có thể đọc vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, trên tàu xe, trong phòng khách sạn, hay trước bàn đọc sách. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, sau khi đọc một bài, các bạn sẽ muốn đọc tiếp bài khác và càng đọc, các bạn sẽ càng bất ngờ trước vùng đất Mù Cang Chải xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi, cùng một nền văn hóa đặc sắc trong đa dạng, tạo nên sự quyến rũ làm đắm say lòng người.
">Tái hiện lễ cưới của các dân tộc ở thị xã Sa Pa. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Lễ hội mùa Thu Sa Pa năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra từ trung tuần tháng 8 đến cuối tháng 9, tập trung cao điểm vào dịp nghỉ lễ Ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Sa Pa (Lào Cai), nhấn mạnh đây là lễ hội thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên qua đó xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của Sa Pa; giới thiệu, quảng bá các giá trị tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của Sa Pa.
Lễ hội cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa Sa Pa và các tỉnh, các khu vực và địa phương khác trong cả nước và các quốc gia trên thế giới nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển du lịch, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và Sa Pa (Lào Cai) nói riêng.
Lễ hội mùa Thu Sa Pa năm 2024 sẽ được khai mạc vào 20h ngày 30/8 tại sân Quần, thị xã Sa Pa. Cũng trong buổi lễ này, thác Bạc, đỉnh Fansipan sẽ đón nhận Bằng di tích danh thắng cấp tỉnh.
Ngày hội Văn hóa bản Mông Kỳ tổ chức trong kỳ nghỉ lễ 2/9 tại điểm du lịch Cát Cát, xã Hoàng Liên. Tại ngày hội diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian của dân tộc Mông; các trò chơi dân gian; trình diễn nghề thủ công truyền thống dân tộc Mông; rèn đúc nông cụ, chạm khắc bạc, se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong trên vải lanh, nghề đan thồ, bện hài, gian hàng ẩm thực xôi 5 màu; trình diễn quá trình làm cốm, thưởng thức các món ăn từ cốm và tham gia các trò chơi dân gian của cộng đồng các dân tộc thiểu số Sa Pa.
Chương trình biểu diễn Xiếc nghệ thuật “Mường Hoa cổ tích” diễn ra từ ngày 31/8-2/9 tại Làng ẩm thực Quốc tế-dự án Công viên Mường Hoa, tổ 2, phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa.
Lễ hội Mùa Vàng Bản Mây từ 17/8-1/9 tại Bản Mây (Ga đi cáp treo Fansipan) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ du lịch Cáp treo Fansipan Sa Pa tổ chức sẽ tái hiện lại cuộc sống sung túc của bà con các dân tộc tại Lào Cai khi cuộc sống mưa thuận gió hòa; mùa màng bội thu; thóc đầy kho, lúa đầy bồ đem lại một Bản Mây yên bình, trù phú và đầy sung túc. Lễ hội gồm nhiều hoạt động như Khai mạc chung và Lễ hội Khô Già Già dân tộc Hà Nhì, Lễ hội Then Kin Pang dân tộc Thái, Lễ hội cơm mới Bản Mây các dân tộc Tây Bắc.
Trình diễn giới thiệu trang phục của các dân tộc tại Bản Mây. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Đêm hội Trăng rằm năm 2024 tổ chức ngày 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại sân Quần thị xã Sa Pa với các chương trình văn nghệ chào mừng, thi đèn ông sao, trưng bày mâm cỗ, rước đèn trung thu qua các tuyến phố.
Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Thu Sa Pa còn tổ chức 3 giải thể thao gồm Giải Marathon vượt núi Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20-22/9, dự kiến 4.000 vận động viên đến từ hơn 50 quốc gia tham gia thi chạy vượt núi với các cung đường, cự ly 10km, 21km, 50km, 70km, 100km và 160km.
Giải Tennis “Sa Pa mùa vàng” diễn ra trong hai ngày 31/8-1/9 tại sân Tennis Sa Pa với khoảng trên 100 vận động viên Tennis các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Giải bóng đá nam-Hiệp hội Du lịch Lào Cai năm 2024 dự kiến từ 24/9-6/10 tại Sân Sinavi và Sân Sungroup.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Ngoài ra, để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch giữa Sa Pa với các địa phương trong, ngoài tỉnh, Lào Cai triển khai Chương trình hợp tác Sa Pa-Mù Cang Chải (Yên Bái) năm 2024.
Trong quý 3, Lào Cai và Yên Bái sẽ phối hợp tổ chức Diễn đàn liên kết, hợp tác phát triển du lịch lần thứ nhất với chủ đề “Cung đường kết nối di sản ruộng bậc thang;" trưng bày, triển lãm ảnh Kết nối Di sản văn hóa ruộng bậc thang với chủ đề “Cung đường di sản."
Hai tỉnh cũng phối hợp xúc tiến thương mại và thương mại điện tử, tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, hàng hóa nông sản, sản phẩm thủ công tại các chương trình lễ hội của hai địa phương./.
">Du khách tại Khu du lịch sinh thái Nhà Tôi, xã Sơn Cẩm (TP. Thái Nguyên).
Bàn về tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch, ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, cho rằng: Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc. Thái Nguyên đã phát triển được những sản phẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở phát huy về lợi thế, tiềm năng, tạo được dấu ấn đẹp trong lòng du khách. Đặc biệt, Thái Nguyên đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước để tuyên truyền, quảng bá, mở mới các tour, tuyến du lịch, tạo được cơ hội mới cho ngành Du lịch phát triển.
Nhờ có nhiều đổi mới về sản phẩm và chất lượng phục vụ, lượng du khách đến với Thái Nguyên đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2022, ngành Du lịch tỉnh đón hơn 2,1 triệu lượt du khách, tăng 3,77 lần so với năm 2021; năm 2023 đón gần 2,5 triệu lượt du khách, tăng gần 15% so với năm 2022; 6 tháng đầu năm 2024 đón gần 1,9 triệu lượt du khách, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo 6 tháng cuối năm, ngành Du lịch tỉnh tiếp tục đón nhận những tín hiệu vui, bởi trước đó, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã có hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, ký kết hợp tác về phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Với mục tiêu hướng đến du lịch xanh, gắn truyền thống với hiện đại, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên, ngành Du lịch Thái Nguyên đang từng bước trở thành vùng đất đáng đến trên cả nước.
Ông Dương Văn Sáu, nguyên Trưởng Khoa Du lịch (Đại học Văn Hóa Hà Nội), chia sẻ: Du lịch là đi và đến. Các khu, điểm du lịch của Thái Nguyên đã khéo léo tạo cảnh quan, xây dựng thêm sản phẩm mới tạo ấn tượng đẹp đối với du khách. Đây là lý do du khách “bị” hấp dẫn, lưu lại qua đêm và bạo chi hơn trong thời gian tham gia các tour, tuyến du lịch. Nhưng để phát triển bền vững, các doanh nghiệp làm du lịch ở Thái Nguyên nên có sự thay đổi tư duy trong liên kết, không nên làm đơn lẻ. Chỉ có liên kết, chia sẻ ngành du lịch mới phát triển mạnh, xứng tầm.
Ông Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, cho biết: Bận rộn nhất là vào dịp lễ, tết, các khu, điểm du lịch trở nên đông đúc. Ví như kỳ nghỉ 30-4, 1-5 năm nay, nhiều khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh đạt công suất phòng từ 80 đến 100%; nhiều nhà hàng kín chỗ phải nhận phục vụ du khách theo giờ.
Còn ông Chi Hu, du khách Hàn Quốc, cho biết: Dù lần đầu đặt chân đến Thái Nguyên, nhưng tôi đã biết rõ về vùng “đất thép, xứ trà” của các bạn có khu du lịch mang câu chuyện tình yêu huyền thoại của chàng Cốc, nàng Công; biết đến vùng đất ATK Định Hóa; rồi địa điểm có 60 thanh niên xung phong anh dũng chiến đấu và hy sinh…
Ngành Du lịch Thái Nguyên đón hơn 20.000 lượt du khách nước ngoài/năm. Trong ảnh: Khách nước ngoài thưởng trà tại Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên).
Ông dừng lời như để tận hưởng không khí trong lành của “đất thép, xứ trà”, giây lát ông hỏi tôi, rồi lại tự trả lời: Bạn có hiểu vì sao tôi biết đến Thái Nguyên của Việt Nam, và khi đến Việt Nam tôi chọn đến Thái Nguyên không? Vì các bạn làm rất tốt khâu tuyên truyền, quảng bá. Tôi biết rõ nhờ báo chí và các nền tảng mạng xã hội.
Thế giới nằm trong lòng bàn tay. Chỉ cần một chiếc điện thoại di động, vào mạng Internet, thêm mấy cái nhấp chuột bạn có thể cập nhật được thông tin cần tìm. Ông Chi Hu ở cách Việt Nam chừng 4.000km đường biển biết đến Thái Nguyên của Việt Nam cũng nhờ mạng Internet. Tự hào vì quê hương Thái Nguyên đang hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Song bên cạnh những lời nhận xét của du khách làm chủ nhà “bùi tai”, ngành Du lịch của tỉnh không khỏi còn những gợn sạn cần khắc phục ngay.
Bà Trương Thị Hương Hòa, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: Du lịch Thái Nguyên có nhiều điểm khác biệt so với các tỉnh, thành phố khác. Chúng tôi đến là vì điều đó. Nhưng một số khu, điểm du lịch có sản phẩm na ná giống nhau, tạo tâm lý nhàm chán. Ví như khi đến các khu, điểm du lịch kế tiếp vẫn thấy cô gái mặc áo dân tộc thiểu số bán cơm lam, rau rừng như ở khu điểm đến trước đó…
Còn ông Trần Minh Toàn, du khách đến từ TP. Đà Nẵng, góp ý: Để mỗi khu, điểm du lịch có một sản phẩm riêng, các hợp tác xã làm du lịch, hộ tham gia làm du lịch cộng đồng cần chia sẻ, thống nhất và điều tiết các sản phẩm lưu niệm bày bán, cả trang phục, cách thức phục vụ cũng nên khác nhau. Từ đó mới tạo ra tour, tuyến hợp lý, đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Với hơn 1.000 điểm đến, song nổi bật và hiện đang được khách du lịch đánh giá cao là các điểm: Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc (Đại Từ); Khu di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915; Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (TP. Thái Nguyên); Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà (Võ Nhai)… Các điểm đến ngày càng có sức thu hút du khách, đồng thời du khách cũng cảm nhận được sự thỏa mãn hơn khi sử dụng các dịch vụ trong thời gian tham quan, trải nghiệm tại “đất thép, xứ trà”.
">Thống kê truy cập
Đang truy cập: 1033
Tổng truy cập: 187346262